¤ Triết lý giáo dục:
Mỗi giảng viên và sinh viên của Bộ môn Công Nghệ Nhiệt Lạnh đều tâm niệm với triết lý giáo dục rằng việc dạy và học giúp cho sinh viên dần trở thành những CÁ NHÂN TRỌN VẸN VỀ TRÍ TUỆ, KỸ NĂNG VÀ NHÂN CÁCH SỐNG.
¤ Tầm nhìn:
- Trở thành đơn vị hàng đầu của Việt Nam về đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực nhiệt, lạnh và điều hòa không khí, bảo toàn năng lượng và năng lượng tái tạo;
- Đạt trình độ tiếp cận với các đơn vị liên quan của các trường đại học có chất lượng cao trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
¤ Sứ mạng:
- Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật có trình độ cao:
+ Đóng góp cho sự phát triển trong các lĩnh vực kỹ thuật nhiệt, lạnh và điều hòa không khí, bảo toàn năng lượng và năng lượng tái tạo ở Việt Nam;
+ Có thể làm việc trong môi trường đa ngành và đa văn hóa;
- Kết hợp có hiệu quả giữa công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ;
- Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động liên quan ở Việt Nam.
¤ Khả năng về nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật nhiệt có thể làm việc trong những lĩnh vực sau:
- Các công việc liên quan đến lĩnh vực lạnh công nghiệp – điều hòa không khí như:
+ Thiết kế hệ thống lạnh công nghiệp, điều hòa không khí và các thiết bị nhiệt khác có liên quan;
+ Giám sát và triển khai thi công các hệ thống lạnh công nghiệp, điều hòa không khí trung tâm và dân dụng;
+ Kinh doanh các thiết bị nhiệt – lạnh và các thiết bị phụ trợ có liên quan;
+ Vận hành, bảo trì các hệ thống lạnh công nghiệp, điều hòa không khí trong các nhà máy, xí nghiệp, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, nhà máy thủy hải sản, kho cấp – trữ lạnh, …;
- Các công việc liên quan đến lĩnh vực nhiệt điện, nhiệt công nghiệp như:
+ Thiết kế các thiết bị cung cấp nhiệt (lò hơi, calorifer…) phục vụ cho các quy trình trong các nhà máy, xí nghiệp như nhà máy giấy, nhà máy chế biến thực phẩm, dệt may, mía đường, ngành nhựa – chất dẻo, xí nghiệp dược phẩm, ...;
+ Chế tạo, sản xuất, kinh doanh các thiết bị nói trên;
+ Giám sát, triển khai thi công các hạng mục trong nhà máy nhiệt điện;
+ Vận hành, bảo trì các hệ thống cung cấp nhiệt trong các xí nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp.
- Các công việc thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo và sử dụng hiệu quả năng lượng như:
+ Tư vấn thiết kế và thi công các hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo;
+ Tư vấn các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm trong các lĩnh vực liên quan đến sản xuất công nghiệp và dân dụng;
+ Kinh doanh các thiết bị tiết kiệm năng lượng và các hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo.
¤ Nhu cầu đào tạo:
Hàng năm bộ môn tiếp nhận từ 70 đến 90 sinh viên đại học và từ 5 đến10 học viên cao học. Theo thống kê hàng năm gần đây thì các sinh viên vừa tốt nghiệp đều nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp với chuyên ngành đã học. So với nhu cầu tuyển dụng kỹ sư ngành Nhiệt Lạnh hiện nay từ các doanh nghiệp, số lượng sinh viên tốt nghiệp từ Bộ môn đã không kịp đáp ứng cho xã hội, thậm chí nhiều sinh viên chưa ra trường đã được các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến lãnh vực nhiệt lạnh tuyển dụng.
¤ Cơ hội học bổng hàng năm cho sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Nhiệt lạnh:
Nhờ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ từ nhiều năm qua với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Bộ môn Công nghệ Nhiệt lạnh là một trong những đơn vị hàng đầu trong trường Đại học Bách Khoa có nguồn kinh phí học bổng cho sinh viên đều đặn với giá trị cao. Hàng năm bộ môn tiếp nhận trung bình từ 100 đến 150 triệu (liên tục từ năm 2014 đến nay) tiền học bổng tài trợ từ các công ty lớn trong lãnh vực Nhiệt lạnh, điển hình có thể kể đến như:
• Công ty Daikin
• Công ty Mitsubishi
• Công ty Bitzer
• Công ty Hisense – Hitachi
• Công ty Coteccons
• Vv…
Với giá trị trung bình mỗi suất học bổng khoảng 5 triệu/SV, nguồn học bổng thường niên trên đã được trao đến khoảng 20 – 30 lượt sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Nhiệt lạnh mỗi năm thông qua nhiều đợt trao học bổng mà Bộ môn phối hợp với các công ty tổ chức. Học bổng này đã giúp cho nhiều em sinh viên có thành tích học tập tốt hoặc có hoàn cảnh khó khăn có thêm kinh phí hỗ trợ và tạo động lực phấn đấu cho các em trong suốt quá trình học tập.
Liên kết
Thứ sáu, 25 Tháng 4 2014